Ngành công nghiệp công nghệ cao có một lịch sử ganh đua khốc liệt, như cuộc đối đầu một mất một còn giữa IBM và Apple trong những năm 1980, hay giữa Microsoft và Netscape trong những năm 1990.
Cùng với sự bùng nổ của internet, smartphone, điện toán đám mây thì không gian web hiện nay đã không còn ranh giới nên cuộc chiến của các thương hiệu được mở rộng từ phần cứng sang phần mềm, rồi từ nội dung sang dịch vụ...
Và công nghệ ngày nay là trận chiến giữa 4 công ty lớn được xem như thống trị internet, gồm: Google, Apple, Facebook và Amazon.
Từ một nhà sản xuất phần mềm, Microsoft đã phá bỏ nguyên tắc kinh doanh của mình khi tung ra tablet Surface đối đầu trực tiếp với các nhà sản xuất phần cứng như Apple.
Rồi Google dường như quá tham lam khi cố chen chân vào mảnh đất điện thoại di động bằng mẫu smartphone Nexus giá rẻ. Trong khi đó, điều ít ai ngờ rằng là Google lại tuyên chiến với mạng xã hội Facebook bằng Google+.
Mối đe dọa lớn nhất hiện nay đến từ Apple vì đây là người khổng lồ tham vọng nhất với sức mạnh tập trung ở hệ điều hành iOS, các sản phẩm mở rộng iPhone, iPad cùng hệ sinh thái Apple Store hay iTunes.
Tuy nhiên, cỗ máy tìm kiếm Google đang thách thức iOS bằng Android. Google đã tạo ra Android trong năm 2005 như một hàng rào chiến lược với lo lắng rằng đối thủ tiềm năng có thể sẽ phát triển các công cụ tìm kiếm khác, đặc biệt trên hệ thống di động.
Theo IDC, Android là hệ thống được lựa chọn cho ba phần tư trong số các điện thoại thông minh với con số 181 triệu sản phẩm trong quý III/2012. Google tuyên bố nó kích hoạt được 1,3 triệu thiết bị Android mỗi ngày.
Một số chuyên gia nghĩ rằng Amazon cũng đặt ra mối đe dọa. Amazon, bắt đầu như là một hiệu sách trong giữa những năm 1990 nhưng nhanh chóng đa dạng, đầu tiên vào bán đĩa nhỏ gọn và DVD, bây giờ vào quần áo, đồ dùng nhà bếp và tất cả mọi thứ khác.
Nhưng năm ngoái, 37% doanh thu 48 tỷ USD của Amazon vẫn đến từ các phương tiện truyền thông, cả về thể chất và kỹ thuật số. Nhưng trận chiến khó khăn nhất xuất hiện trên thị trường e-book.
Amazon chiếm một phần ba thị trường e-book ở Mỹ năm ngoái. Apple chỉ chiếm 5% nhưng đang gây lo ngại khi thu hút các nhà xuất bản từ Amazon với nhiều điều khoản hấp dẫn hơn Amazon rất nhiều.
Amazon phản công bằng cách dùng dịch vụ nghe nhạc Cloud đánh trực tiếp vào iTunes của Apple. Chưa hết, Amazon tiếp tục sử dụng máy đọc sách Kindle để phòng thủ và mở ra trận chiến mới với Apple. Nếu Apple đã sử dụng iTunes để bán máy nghe nhạc iPod, thì Amazon sử dụng Kindle để bán mọi thứ khác trên thế giới.
Khi Apple và Amazon đang nắn gân nhau thì Google đã hoàn tất thương vụ trị giá 12,5 tỷ USD mua lại Motorola Mobility. Google giải thích quyết định mua lại Motorola Mobility chỉ là giải pháp mà hãng này muốn tăng cường sự phòng vệ cho hệ điều hành Android bằng chính kho sáng chế khổng lồ mà Motorola Mobility đang nắm giữ.
Tuy nhiên, các đối thủ nhìn nhận đây là động thái mà gã khổng lồ tìm kiếm sự độc quyền trong tương lai. Thực tế, Google đã có thị trường khả quan với smartphone Google Nexus và gần đây đã bắt đầu bán tablet hệ điều hành Chrome.
Mà hệ điều hành này lại là nỗi lo âu của Microsoft sau khi để Google vượt mặt trong vị trí công ty công nghệ giá trị nhất. Các nhà phân tích cho rằng, Google sản xuất các thiết bị rẻ với hy vọng người mua sẽ sử dụng chúng để truy cập tìm kiếm và các dịch vụ khác.
Thực tế, Google đang thử nghiệm một dịch vụ mà sẽ cho người dùng tìm hàng trực tuyến, mua và nhận hàng trong vòng một ngày với một khoản phí khiêm tốn. Dịch vụ này có vẻ tương tự như dịch vụ cực kỳ thành công của Amazon "Prime".
Và như vậy, Google cũng tạo ra được một vòng tròn khép kín như Apple, Amazon đang xây dựng hiện nay.
Trong khi Google mải mê tấn công Apple và Amazon thì Microsoft lại đánh tập hậu Google bằng hợp tác với Nokia phát triển công cụ tìm kiếm Bing. Microsoft có nhiều lý do để sợ Google hơn là kẻ thù truyền kiếp Apple.
Trước hết, Microsoft lo sợ Google Apps sẽ dần chiếm lĩnh mảng kinh doanh cốt lõi của mình là doanh nghiệp và máy chủ. Mặt khác, bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến Google Docs chiếm lĩnh thị trường ứng dụng văn phòng thì không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang dùng Google App.
"Không ai có khả năng để giành chiến thắng một cách nhanh chóng. Sẽ còn rất nhiều cuộc chiến", Sequoia Capital, một quỹ đầu tư mạo hiểm nhận định về cuộc chiến chằng chéo giữa những người khổng lồ công nghệ của thế giới hiện nay.