Ngày đăng: 17/02/2012 | Lượt xem: 2333
Ngày 11.1, Báo Lao Động có cuộc phỏng vấn ông Đỗ Kim Dũng_Phó chủ tịch HH Quảng cáo Việt Nam
Thưa ông, thực tế hoạt động của ngành quảng cáo (QC) hiện nay ở nước ta thể hiện rõ nét chất lượng nguồn nhân lực là thiếu tính chuyên nghiệp?
- Ngành công nghiệp QC ở nước ta mới hơn 10 năm tuổi, có lẽ đây là ngành non trẻ nhất! Theo thống kê của VAA, tính đến hết năm 2008, cả nước có gần 5.000 Cty QC trong tổng số 350.000 DN với gần 10.000 lao động. Tôi có thể khẳng định: 90% người làm QC đã vào nghề với hành trang lớn nhất chỉ là niềm đam mê sáng tạo và tự học là chính! Có những DN QC, vẫn có nhu cầu đào tạo lại nhân lực của mình.
Để có nguồn nhân lực QC chuyên nghiệp và chất lượng, ngay từ khi VAA được thành lập (2001), lãnh đạo VAA đã đề ra nhiệm vụ xây dựng một học viện đào tạo nhân lực. Suốt năm 6 sau đó, sau nhiều tìm kiếm, học hỏi mô hình một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, 6.2007, chúng tôi thành lập ARTI.
Ông Đinh Quang Ngữ - Chủ tịch VAA cho rằng đây là tiền đề quan trọng để ngành QC VN hội nhập, phát triển. Khóa 1 của ARTI - học trong ba tháng với 90 giờ học - vừa kết thúc đầu tháng 1.2009. Tôi tin rằng, hơn 30 đồ án tốt nghiệp là minh chứng cho chất lượng đào tạo của viện. Ngày 9.1, chúng tôi đã ký bản hợp tác đào tạo liên thông với Học viện Quảng cáo Singapore (IAS trực thuộc Hiệp hội Tiêu chuẩn quảng cáo Singapore-ASAS).
Vì sao ARTI lại hợp tác đào tạo với IAS? Khi đồng ý chuyển giao chương trình, giáo trình cho ARTI, IAS có đặt điều kiện gì không?
- Trước hết bởi Singapore đang được coi là "bản doanh" của nhiều tập đoàn QC thế giới đặt Cty để điều hành và hợp tác toàn khu vực Châu AÁ - Thái Bình Dương. Sự hợp tác giữa ARTI và IAS không chỉ đơn thuần là giữa hai tổ chức đào tạo, hay mang mục đích thương mại là mà sự hợp tác giữa hai tổ chức đại diện cho hai hiệp hội QC của hai chính phủ là VAA và ASAS.
Với 30 năm kinh nghiệm làm trong ngành QC, ngài Surab Misrty-Chủ tịch IAS, PCT Tập đoàn QC McCannWorldGroup danh tiếng đã cam kết từ Singapore sẽ chọn, gửi sang ARTI những giảng viên giàu kinh nghiệm từ các tập đoàn QC, cá nhân ngài cũng sẽ giảng dạy để giúp viện nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực. Hai bên VN-Singapore đã thảo luận nhiều tới việc đào tạo, theo đó, chúng tôi sẽ mở các khóa học chuyên sâu về nghiệp vụ QC, sáng tạo, quản lý thương hiệu, kể cả chương trình đào tạo Diploma liên thông với 4 trường ĐH của Australia,...
Khóa đầu tiên khai giảng 10.4.2009, 54 giờ/khóa, học viên sẽ học vào ba ngày cuối tuần thứ sáu-chủ nhật. 100% giảng viên từ Singapore. Các chương trình ngắn hạn sẽ giảng dạy bằng song ngữ Anh-Việt. Trong năm 2009 sẽ có 9 khóa cho ba chuyên ngành. Các chương trình đào tạo của ARTI trong 2009 dự kiến khai giảng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương. Về học phí, giai đoạn này chúng tôi chưa đặt nặng vấn đề lợi nhuận mà mong muốn nhiều DN cử nhân viên tới học.
Năm 2009, dự báo kinh tế đất nước sẽ có nhiều khó khăn! Vậy, đầu ra cho các học viên ngành QC liệu có được bảo đảm?
- Hiện, DN QC VN mới chỉ chiếm 30% doanh thu trên thị trường QC. Dự báo đến 2020, con số lên tới 50-60%. Ước tính, đến 2010, VN có 500.000 DN. Nếu 1/5 trong số này là nhà sản xuất sản phẩm thì mỗi DN cần tối thiểu một chuyên viên quản lý và phát triển nhãn hiệu. Như vậy, chúng ta sẽ cần tới 100.000 chuyên viên quản lý thương hiệu hoặc chuyên viên.
Đó là chưa tính tới gần 10.000 Cty hoạt động trong lĩnh vực QC mà nguồn nhân lực hiện tại hoàn toàn tự đào tạo. Trước mắt, nhằm tạo cơ hội việc làm cho các học viên đã tốt nghiệp các khóa đào tạo, ngày 9.1, sau khi ký bản hợp tác với IAS, ARTI đã ký hợp tác tuyển dụng với một số DN như Cty CP giấy Sài Gòn, Cty CP quảng cáo Trẻ, Cty truyền thông TNS.
Tags: