Ngày đăng: 22/03/2012 | Lượt xem: 8069
Đánh giá của Darin Williams, Giám đốc quản lý Công ty Nielsen tại Việt Nam về cách chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam khi đối mặt với áp lực lạm phát và sự tăng giá của lương thực
Trong dịp tết Nguyên đán mỗi năm, rất nhiều người Việt Nam trở về quê bằng phương tiện công cộng hoặc tàu lửa, họ chi tiêu nhiều tiền cho kỳ nghỉ bên gia đình. Nhưng năm nay, những chiếc phong bì đỏ họ nhận được hoặc cho đi có thể nhẹ hơn một chút, những món quà khiêm tốn hơn về số lượng hơn so với trước đây.
Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 11,75% (theo Tổng cục Thống kê). Trong hai tháng đầu năm 2011, lạm phát ở mức 12,24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt là thực phẩm tăng giá nhiều nhất, tăng hơn 16%. Vào đầu tháng ba, giá xăng đã tăng gần 18%, diesel tăng vọt 24% và giá điện đã tăng 15,28%.
Theo phân tích của Nielsen, doanh số hàng tiêu dùng bán lẻ ở Việt Nam tăng 27,3% / năm trong năm 2010, tỷ lệ cao nhất trong số13 thị trường trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong quý 4 năm 2010 doanh số hàng tiêu dùng bán lẻ tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009, hơn một phần ba số này là do tăng giá. Rõ ràng sự tăng trưởng hàng tiêu dùng được thúc đẩy phần lớn bởi lạm phát, nhưng người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu cho mặt hàng này.
Để đối phó với giá cả tăng vọt, người tiêu dùng có thể cắt những chi tiêu không cần thiết như giải trí bên ngoài, theo đuổi những sản phẩm công nghệ mới hoặc đi mua sắm, họ chuyển sang dùng những thương hiệu có giá cả thấp hơn…
Nhiều yếu tố khiến cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng gặp khó khăn, họ phải tăng chi phí nguyên liệu và sản xuất nhưng không được làm giảm khối lượng sản phẩm. Họ cùng với các nhà bán lẻ, sẽ phải đề ra chiến dịch tiếp thị và những nỗ lực đổi mới sản xuất. Người tiêu dùng ngày càng thông minh, vì vậy những chương trình khuyến mại trong bán lẻ sẽ kích thích khả năng mua của họ. Điều quan trọng là các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất phải tiếp cận môi trường lạm phát cao một cách chiến lược để có thể cân bằng nhu cầu của họ với các khách hàng.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất gặp áp lực lạm phát, giá cả tăng nhanh diễn ra ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ đã sửa đổi mục tiêu tăng GDP năm 2011 từ 7-7,5% xuống còn 6,5-7%. Cuộc chiến chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu, bao gồm các biện pháp như cắt giảm mục tiêu thâm hụt ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng lãi suất. Những động thái này, nhằm thẳng vào kiềm chế lạm phát trong khi tiếp tục khuyến khích tăng trưởng.
Nguồn Tạp chí Campaing
Tags: